Theo Tiến sĩ Ross Perry, Giám đốc Y khoa của Comedics (Úc), nếu dùng quá nhiều vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung trong thời gian dài có thể khiến canxi tích tụ trong cơ thể, làm xương yếu đi, gây tổn thương tim và thận.

Theo Tiến sĩ Ross Perry, Giám đốc Y khoa của Comedics (Úc), khi thời tiết thay đổi thì cơ thể chúng ta cũng sẽ thay đổi. Một trong những thay đổi lớn nhất là cách cơ thể hấp thụ vitamin D. Vì vậy vào mùa Đông, nhiều người thường có xu hướng bổ sung thêm vitamin D, nhưng nếu dùng quá liều vitamin D dưới dạng thực phẩm bổ sung trong thời gian dài có thể khiến canxi tích tụ trong cơ thể, làm xương yếu đi, gây tổn thương tim và thận.

Tiến sĩ Ross Perry thông tin thêm, điều này áp dụng cho người lớn, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú, người già và trẻ em từ 11-17 tuổi. Trẻ em từ 1-10 tuổi không được vượt quá 50 microgam và trẻ dưới 12 tháng tuổi không được vượt quá 25 microgam.

Nếu dùng quá nhiều vitamin D sẽ mang đến những tác hại do sức khỏe thì việc bổ sung không đủ cũng có thể gây ra nhiều vấn đề. Nguồn cung cấp chính của vitamin D là ánh nắng mặt trời. Thiếu hụt vitamin D dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng và mệt mỏi, do đó, việc bổ sung vitamin D hàng ngày thông qua tiếp xúc tự nhiên với ánh nắng mặt trời sẽ giúp tăng cường mức năng lượng.


Không nên sử dụng vitamin D như một loại thực phẩm bổ sung lâu dài vì có thể gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa

Có thể mua thực phẩm bổ sung vitamin D ở khắp các hiệu thuốc nhưng Tiến sĩ Ross Perry khuyên mọi người nên thận trọng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Thiếu hụt vitamin D có tác động đến phụ nữ sau mãn kinh nhiều hơn so với nam giới. Vitamin D thường được gọi là “hormone hạnh phúc” vì ánh sáng mặt trời làm tăng mức serotonin, từ đó có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn.

Serotonin – hormone hạnh phúc tự nhiên của cơ thể là một chất hóa học và chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong cơ thể con người. Người ta tin rằng nó giúp điều chỉnh tâm trạng và hành vi xã hội, sự thèm ăn, tiêu hóa, giấc ngủ, trí nhớ. Thiếu hụt serotonin là một nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tâm trạng và cảm xúc.

Nói tới việc bổ sung vitamin D quá nhiều, Công tTy Cổ Phần Dược Phẩm Pharmacity, thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, vitamin D là một dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc hỗ trợ hấp thu canxi và phát triển xương. Việc bổ sung vitamin D đã trở thành một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin D kéo dài có thể tiềm ẩn những nguy cơ mà không phải ai cũng nhận biết được.

Bệnh viện Medlatec cũng cho rằng, việc thường xuyên sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng điều này sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau mới bộc lộ triệu chứng ngộ độc. Do đó những ca ngộ độc vitamin D thường khó phát hiện sớm. Có người chỉ vô tình phát hiện ra tình trạng này khi tiến hành xét nghiệm máu. Lúc này chỉ số canxi trong máu có dấu hiệu tăng cao và bệnh suy thận.

Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu bệnh nhân sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến các vấn đề khác như tăng huyết áp, mất thính lực, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, vôi hóa ống thận, suy thận,…

Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ khi bị ngộ độc vitamin D sẽ có những biểu hiện như tiểu nhiều, uống nước nhiều, nôn, ăn kém, bụng đau, giảm cân, nghiêm trọng hơn là mất nước đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Tương tự như người lớn, khi canxi tích tụ quá nhiều trong ống thận sẽ làm vôi hóa tháp thận. Hiện tượng mất nước, mức lọc cầu thận giảm kết hợp với vôi hóa tháp thận sẽ khiến chức năng thận suy giảm, lâu ngày gây suy thận.

Ngộ độc vitamin D kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như sỏi thận, tổn thương thận và rối loạn nhịp tim. Để tránh tình trạng này, cần tuân thủ liều lượng bổ sung vitamin D theo khuyến nghị và thường xuyên kiểm tra nồng độ vitamin D trong máu nếu có sử dụng thực phẩm chức năng lâu dài.

Liều lượng vitamin D cần bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Dưới đây là khuyến nghị về liều lượng vitamin D từ Viện Y học Hoa Kỳ (IOM): Trẻ sơ sinh (0-12 tháng): 400 IU/ngày; Trẻ em (1-18 tuổi): 600-1000 IU/ngày; Người lớn (19-70 tuổi): 600-800 IU/ngày; Người cao tuổi (trên 70 tuổi): 800-1000 IU/ngày; Phụ nữ mang thai và cho con bú: 600-800 IU/ngàyNgộ độc vitamin D (hypervitaminosis D) xảy ra khi nồng độ vitamin D trong cơ thể quá cao, dẫn đến lượng canxi trong máu tăng đột ngột.

Việc bổ sung cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng về nguồn cung cấp, đối tượng và liều lượng phù hợp. Nhất là, việc lạm dụng vitamin D hoặc sử dụng thực phẩm chức năng không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc, gây hại cho sức khỏe. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ bổ sung vitamin D nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Quy chuẩn quốc gia QCVN 20-1:2024/BYT đối với giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Quy chuẩn này do Bộ Y tế ban hành quy định giới hạn tối đa các chất ô nhiễm (kim loại nặng và vi sinh vật); lấy mẫu và phương pháp thử; yêu cầu quản lý; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Theo đó, về giới hạn tối đa kim loại nặng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quy định: Chỉ tiêu về Arsen (As) giới hạn là 5,0mg/L đối với As tổng số và 1,5mg/L với As vô cơ; Cadmi (Cd) giới hạn là 3,0 và 1,0mg/L; Chì là 10,0mg/L; thủy ngân là 0,5mg/L.

Việc ghi nhãn thực phẩm bảo vệ sức khỏe thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải được tổ chức, cá nhân đăng ký bản công bố sản phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 17025 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Hồ sơ, trình tự đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.

An Dương (T/h)

https://vietq.vn/dung-qua-nhieu-vitamin-d-duoi-dang-thuc-pham-bo-sung-nguy-co-ton-thuong-tim-va-than-d225374.html