18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngKhuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm...

    Khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn

    Date:

    Related stories

    Mới đây Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến nghị hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam.

    Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, natri rất cần thiết đối với cơ thể người nhưng ăn thừa natri lại gây tác hại cho sức khỏe. Bởi ngoài muối, natri còn có nhiều trong nước mắm, nước tương, bột canh, hạt nêm, mì chính (bột ngọt), thực phẩm chế biến, thực phẩm công nghiệp.

    Tại Việt Nam, mức tiêu thụ thức ăn nhanh đang gia tăng. Trong khi đó, thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn là những nguồn thực phẩm chứa nhiều muối và natri. Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến bao gói sẵn thường có nhiều đường, chất béo và natri, các chất này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh không lây nhiễm khác.

    Những thực phẩm phổ biến nhất có nhiều natri được tiêu thụ hằng tuần là đồ ăn nhẹ có vị mặn; thực phẩm chế biến sẵn, tiện lợi và các món ăn tổng hợp; bánh mì, các sản phẩm bánh mì và bánh mì giòn; thịt đã qua chế biến, thịt gia cầm, cá và các loại tương tự.


    Tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ. Ảnh minh họa

    Theo Cục Y tế dự phòng, tiêu thụ thừa natri là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ (như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim), làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và những rối loạn sức khỏe khác.

    Các nghiên cứu cho thấy xu hướng tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn, bao gói sẵn của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên. Việc đưa ra các khuyến cáo hàm lượng natri tối đa trong 100g thực phẩm là hết sức cần thiết nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, nhà sản xuất áp dụng các biện pháp giảm natri trong công thức chế biến, thay thế natri bằng gia vị khác trong thực phẩm góp phần cung cấp cho cộng đồng sản phẩm thực phẩm ít natri hơn.

    Do đó, căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 20/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015 – 2025; Căn cứ Quyết định số 2033/QĐ-BYT ngày 28/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia Truyền thông vận động thực hiện giảm muối trong khẩu phần ăn để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2018 – 2025; Căn cứ Khuyến nghị toàn cầu về ngưỡng natri cho các loại thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới ban hành năm 2021 Cục Y tế dự phòng đã chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục, Viện, Bệnh viện và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới xây dựng Khuyến nghị “Hàm lượng natri tối đa cho một số thực phẩm chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam” với các mục đích chính như sau:

    Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thêm điều kiện tiếp cận thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe, góp phần phòng ngừa bệnh không lây nhiễm.

    Tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm cải tiến công thức thực phẩm để tạo ra các thực phẩm giảm natri vì sức khỏe cộng đồng, đồng thời gia tăng giá trị của chính doanh nghiệp.

    Hỗ trợ hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Là công cụ để phân loại thực phẩm nhiều natri hay ít natri hơn nhằm góp phần cải thiện chất lượng dinh dưỡng chung của chế độ ăn. Thực hiện mục tiêu giảm tiêu thụ natri tại Việt Nam và toàn cầu.

    Khuyến nghị hàm lượng natri dùng để khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm xem xét áp dụng để sản xuất các thực phẩm giảm natri nhằm cung cấp đến người dân các sản phẩm thực phẩm tốt hơn cho sức khỏe và để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, sử dụng các thực phẩm giảm natri góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.

    Dựa trên khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và kết quả rà soát, khuyến nghị hàm lượng natri tối đa trên 100g thực phẩm đối với 11 nhóm thực phẩm chính và 46 tiểu nhóm thực phẩm phù hợp với danh mục quản lý tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP và các sản phẩm có tại thị trường Việt Nam.

    Cụ thể, đối với bánh ngọt, bánh quy và các loại bánh khác thì ngưỡng natri tối đa từ 265 đến 30; Đồ ăn nhẹ có vị mặn 280 đến 600; Ngũ cốc ăn sáng ừ 100 đến 520; Phô mai từ 190 đến 720; Bơ và các loại dầu, mỡ khác 400; Bánh mì, các sản phẩm từ bánh mì và bánh mì giòn từ 310 đến 330; Thịt gia cầm, thịt thú săn, cá và các loại tương tự đã qua chế biến từ 270 đến 950; Rau quả chế biến và các loại đậu từ 50 đến 550; Thực phẩm, thịt tương tự từ động vật từ 250 đến 280; Nước sốt, nước chấm từ 250 đến 15.000

    An Dương
    https://vietq.vn/khuyen-nghi-ham-luong-natri-toi-da-cho-mot-so-thuc-pham-che-bien-bao-goi-san-d220054.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img