18 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngGia tăng xu hướng tiêu dùng xanh tại châu Á và Việt...

    Gia tăng xu hướng tiêu dùng xanh tại châu Á và Việt Nam

    Date:

    Related stories

    Trong một báo cáo được Tập đoàn Alibaba công bố gần đây, khoảng 87% người tiêu dùng từ các thị trường mới nổi ở châu Á muốn thực hành lối sống bền vững hơn và xu hướng lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng xanh đang tăng nhanh, cao hơn so với tỷ lệ 73% được công bố trên toàn cầu.

    Kết quả khảo sát từ hơn 14.000 người tại 14 thị trường ở châu Á, châu Âu và Trung Đông được trình bày trong Báo cáo Xu hướng Bền vững năm 2023 của Alibaba, cho thấy sự tiện lợi (chiếm khoảng 53%) là động lực quan trọng hàng đầu dẫn đến thay đổi hành vi của người tiêu dùng trên toàn cầu đối với tính bền vững của sản phẩm. Tiếp theo là khả năng chi trả cho các sản phẩm xanh và bền vững được ghi nhận ở mức 33%.

    Tuy nhiên, báo cáo này cũng chỉ ra rằng có khoảng 38% người tiêu dùng trên toàn cầu hoài nghi về động cơ thúc đẩy các sản phẩm bền vững của doanh nghiệp, chỉ 15% số người được hỏi nói rằng họ hoàn toàn tin tưởng vào những tuyên bố về tính bền vững xung quanh các sản phẩm. Đơn vị nghiên cứu xu hướng thị trường của Alibaba, cho biết thêm rằng những người được hỏi từ các thị trường mới nổi tại châu Á sẵn sàng tìm hiểu cách có thể mua hàng trực tuyến bền vững hơn với tỷ lệ 88%, so với các thị trường châu Á phát triển là 66% và người tiêu dùng châu Âu là 66%.


    47% người tiêu dùng từ các thị trường mới nổi ở Châu Á có xu hướng chọn bao bì bền vững, trong khi 47% người tiêu dùng ở châu Âu đang nghiêng về việc tái chế. Ảnh minh họa

    Trên khắp các thị trường, 47% người tiêu dùng từ các thị trường mới nổi ở Châu Á có xu hướng chọn bao bì bền vững, trong khi 47% người tiêu dùng ở châu Âu đang nghiêng về việc tái chế. Trong khi đó, tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang tăng khá mạnh. Theo kết quả khảo sát của Công ty Nielsen Việt Nam, 31% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa xanh.

    Đáng chú ý là có nhiều người tiêu dùng lựa chọn và tìm hiểu các sản phẩm sử dụng 1 lần như đĩa, muỗng, nĩa… làm từ gỗ, mo cau và lá tra. Trong xu hướng tiêu dùng hiện đại, nhiều người trẻ và cả những người lớn tuổi còn tìm đến với các sản phẩm mang phong cách hoài niệm như những chiếc túi, dép, nón, mũ… được làm từ các nguyên liệu cói, lục bình và cỏ bàng. Sự ủng hộ và sẵn sàng chấp nhận mức chi phí cao hơn thông thường của người tiêu dùng với sản phẩm xanh là đòn bẩy để các nhà sản xuất mạnh dạn thay đổi. Theo thống kê từ các nhà bán lẻ Việt Nam, trong 5 năm qua, lượng người tiêu dùng ưu tiên chọn các sản phẩm xanh đều tăng lên. Vấn đề đặt ra là các nhà sản xuất cần tìm giải pháp để hạ giá thành, mở rộng hệ thống phân phối để đưa sản phẩm xanh tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian tới.

    Doanh nghiệp (DN) Việt Nam chiếm đến 98% là DN nhỏ và vừa. Hầu hết các DN nhỏ và vừa chủ yếu dừng lại ở mức độ cân nhắc chứ chưa có bước triển khai toàn diện hoặc có tính đầu tư lớn cho chuyển đổi xanh. Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có đến 70% DN chưa hiểu rõ thế nào là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng như lợi ích mang lại từ hoạt động trên. 83% DN cho rằng, phát triển bền vững giúp DN nâng cao uy tín, thương hiệu. 57% DN nhận thấy sự cần thiết phải hướng tới phát triển bền vững, đặc biệt là các DN có sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU, Nhật, Mỹ. Đây là những thách thức, trở ngại lớn đối với DN Việt Nam trên bước đường chuyển đổi sản xuất xanh, bền vững mặc dù trong những năm gần đây, tăng trưởng xanh và chuyển dịch xanh đã trở thành ưu tiên trọng điểm trong phát triển kinh tế được Đảng, Chính phủ quan tâm tạo mọi ưu tiên.

    Khánh Mai (t/h)
    https://vietq.vn/gia-tang-xu-huong-tieu-dung-xanh-tai-chau-a-va-viet-nam-d213285.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img