26 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững thực phẩm lành mạnh nhưng ăn nhiều có thể nhiễm độc,...

    Những thực phẩm lành mạnh nhưng ăn nhiều có thể nhiễm độc, hại thần kinh

    Date:

    Related stories

    Có nhiều loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều chúng lại gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe.

    Ngũ cốc có thể làm tăng lượng calo

    Theo Bộ Y tế Mỹ, một nửa cốc ngũ cốc có khoảng 200 đến 300 calo, 12 – 16 gam đường, 3-15 gam chất béo và gần 40 gam carbs. Thêm vào đó, ngũ cốc thường được trộn với sữa chua hoặc trái cây, càng làm tăng thêm lượng calo của nó.

    Toby Amidor, RD, chuyên gia dinh dưỡng và tác giả của The Greek Yogurt cho biết: “Mặc dù người tiêu dùng có thể nghĩ rằng bắt đầu ngày mới với một bát ngũ cốc là điều tốt cho sức khỏe, nhưng lượng calo có thể dễ dàng tăng lên đến hơn 600 calo, chỉ vào bữa sáng”.

    Cá ngừ chứa hàm lượng cao chất ô nhiễm

    Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, cá ngừ là một loại cá béo tốt cho sức khỏe, cung cấp omega-3, giàu protein. Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể chứa hàm lượng cao chất ô nhiễm được gọi là methylmercury. Ở mức độ cao hơn, methylmercury là một chất độc thần kinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chúng làm chậm sự phát triển ở trẻ em, gây ra vấn đề về thị lực, suy giảm khả năng nghe và nói.

    Cá ngừ lớn chứa nhiều thủy ngân nhất tích tụ trong các mô của chúng theo thời gian, những con cá nhỏ có hàm lượng thủy ngân thấp hơn. Giới hạn an toàn của methylmercury đối với con người là 0,1 microgam/kg trọng lượng cơ thể. Phụ nữ mang thai, trẻ em nên hạn chế ăn hải sản có chứa thủy ngân, không quá 2 lần mỗi tuần. Một số loại cá khác cũng giàu axit béo omega-3 nhưng ít bị nhiễm thủy ngân bao gồm cá hồi, cá thu, cá mòi.

    Ngoài ra trong cá ngừ có chứa một số loại ký sinh trùng như Opisthorchiidae, Anisakadie… gây bệnh cho người như nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, nôn mửa, sốt.

    Một nghiên cứu cho thấy 64% mẫu cá ngừ vây xanh ở Thái Bình Dương có nguồn gốc từ vùng biển Nhật Bản bị nhiễm Kudoa hexapunctata. Đây là một loại ký sinh trùng dẫn đến bệnh tiêu chảy ở người. Bên cạnh đó, mẫu cá ngừ vây xanh và cá ngừ vây vàng từ Thái Bình Dương đều chứa các loại ký sinh trùng họ Kudoa có thể gây ngộ độc thực phẩm.

    Hay cá ngừ từ vùng biển ngoài khơi Iran có tới 89% mẫu bị nhiễm ký sinh trùng có thể bám vào dạ dày và ruột của con người, gây ra bệnh anisakiasis. Biểu hiện của bệnh này là phân có máu, nôn mửa và đau dạ dày. Đặc biệt ăn cá ngừ sống tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ cá ngừ. Hầu hết các ký sinh trùng có thể bị tiêu diệt khi được nấu chín hoặc đông lạnh.


    Cá ngừ tốt cho sức khỏe nhưng không nên ăn nhiều. Ảnh minh họa

    Chế độ ăn nhiều omega-3 có thể dễ bị chảy máu

    Axit béo omega-3 cần thiết cho sức khỏe, hỗ trợ chống lại chứng viêm trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Vì chế độ ăn uống có hàm lượng omega-3 thấp nên chất bổ sung trở nên phổ biến.

    Các chất bổ sung phổ biến bao gồm viên nang omega-3 sản xuất từ cá, gan cá, tảo. Tuy nhiên, dung nạp quá nhiều omega-3 có thể gây hại. Liều thông thường dao động từ 1-6 g mỗi ngày, dùng nhiều đến 13-14 g mỗi ngày có thể làm loãng máu ở những người khỏe mạnh. Điều này có thể gây rủi ro, đặc biệt là đối với những người dễ bị chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.

    Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo rằng, những người bị bệnh mạch vành nên bổ sung 1.000 mg EPA và DHA kết hợp mỗi ngày, trong khi những người có chất béo trung tính cao nên dùng 2.000-4.000 mg mỗi ngày.

    Cà phê có thể ảnh hưởng tới thần kinh

    Cà phê chứa nhiều chất chống oxy hóa. Thực phẩm có nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm giảm nguy cơ mắc bệnh gan, bệnh tiểu đường type 2, các bệnh thoái hóa thần kinh. Thành phần tích cực trong cà phê thông thường là caffeine, mỗi cốc chứa trung bình 80-120 mg. Mỗi người nên tiêu thụ khoảng 400 mg caffeine mỗi ngày.

    Việc tiêu thụ hơn 500-600 mg caffeine mỗi ngày có thể là quá mức. Điều này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây mất ngủ, căng thẳng, khó chịu, co thắt dạ dày, tim đập nhanh, run cơ. Tùy cơ thể mỗi người mà các tác dụng phụ khi dùng quá nhiều cà phê sẽ khác nhau.

    Gan có thể tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheime

    Gan giàu chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, B12, vitamin A và đồng. Tuy nhiên, một phần 100 g gan bò chứa gấp 6 lần lượng vitamin A được khuyến nghị trong chế độ ăn uống. Vitamin A hòa tan trong chất béo được lưu trữ trong cơ thể chúng ta. Do đó, lượng dư thừa có thể gây ra triệu chứng ngộ độc vitamin A. Biểu hiện ngộ độc bao gồm: đau xương, tăng nguy cơ gãy xương, buồn nôn, nôn, vấn đề về thị lực.

    Thực phẩm này giàu đồng nên hấp thụ quá nhiều có thể gây ngộ độc. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng oxy hóa, những thay đổi thoái hóa thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Mặc dù gan bổ dưỡng nhưng mỗi người không nên tiêu thụ hàng ngày. Bạn nên dung nạp thực phẩm một lần mỗi tuần.

    Quế có thể dễ gây nhiễm độc gan

    Quế là loại gia vị ngon, sử dụng rộng rãi, có một số đặc tính chữa bệnh. Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, được chứng minh có khả năng chống viêm, giảm lượng đường trong máu. Dung nạp quế cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, bệnh thoái hóa thần kinh.

    Tuy nhiên, quế có chứa một lượng lớn hợp chất gọi là coumarin. Lượng coumarin có thể dung nạp hàng ngày là 0,1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Tiêu thụ nhiều hơn mức đó dễ gây nhiễm độc gan, ung thư. Thỉnh thoảng, bạn có thể ăn nhiều hơn mức đó thì không gây hại nhưng không nên ăn một lượng lớn thường xuyên.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/nhung-thuc-pham-lanh-manh-nhung-an-nhieu-se-tang-nguy-co-nhiem-doc-d204008.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img