Khi trẻ mới ăn dặm cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn các loại thực phẩm vì không phải thực phẩm nào cũng an toàn đối với trẻ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Sữa mẹ giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên mà không một loại dinh dưỡng nào có được. Vì vậy, nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Tuy nhiên khi tới độ tuổi trẻ ăn dặm, mẹ cần chú ý tránh cho con ăn các loại thực phẩm có thể gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Đường
Mẹ nhất định không nên cho trẻ ăn đường cho đến khi hơn một tuổi, tốt nhất là sau hai tuổi. Ăn đường quá sớm có thể làm hỏng răng, dẫn đến việc hấp thu nhiều hơn calo thừa, dẫn đến việc béo phì ở trẻ nhỏ và nhiều tình trạng phức tạp khác.
Muối
Thận của bé chưa phát triển đầy đủ, không thể chuyển hóa muối và có thể sẽ dẫn đến đầy bụng, thiếu nước. Nên tránh muối trong năm đầu tiên, sau đó cũng chỉ nên nêm một ít muối vào thức ăn của trẻ. Trẻ ăn càng nhạt thì càng lành.
Mật ong
Thực phẩm này có chứa bào tử của vi khuẩn Clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc cho trẻ nhỏ. Bởi đường ruột của trẻ nhỏ chưa phát triển đủ để ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này.
Mật ong là một trong những thực phẩm cần tránh khi cho trẻ ăn dặm. Ảnh minh họa
Sữa bò và sữa đậu nành
Sữa bò và đậu nành chứa nhiều protein. Đối với trẻ nhỏ, việc nạp một lượng lớn protein sẽ không tốt cho thận.
Các thức ăn cứng
Các thực phẩm cứng, có dạng khối lớn có thể khiến bé bị nghẹn. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, phụ huynh nên cắt nhỏ thức ăn, với kích tước không quá 1/3-1/2 so với kích thước ban đầu và nấu mềm để giúp trẻ ăn dễ dàng hơn.
Hải sản
Hải sản, đặc biệt là động vật có vỏ như tôm, tôm hùm… có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể cho bé ăn hải sản sau khi bé được 1 hoặc 2 tuổi để tránh dị ứng. Một số loại cá không tốt cho sức khỏe như cá ngừ, cá mập và cá thu có hàm lượng thủy ngân cao.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin, protein và các khoáng chất có lợi khác. Tuy nhiên hãy hạn chế cho bé ăn quá nhiều trứng. Đặc biệt lòng trắng trứng có thể khiến trẻ nhỏ bị kích ứng, phát ban, thậm chí kích hoạt hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
Nước trái cây đóng hộp
Nước ép trái cây đóng hộp có chất bảo quản nên không an toàn cho bé. Cách tốt hơn cho trẻ sơ sinh ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây tươi và tránh hoàn toàn nước trái cây đóng hộp.
Rau sống
Rau sống có chứa hàm lượng nitrat cao, trẻ dưới 1 tuổi nên tránh ăn rau sống và các thức ăn có mùi vị tánh. Thêm vào đó, ăn rau sống cũng có thể khiến trẻ bị nghẹn.
Rau tạo khí
Các loại rau như bắp cải và súp lơ, tỏi có thể gây đầy hơi ở trẻ còn nhỏ. Tốt hơn nên cho trẻ ăn những loại rau này sau khi trẻ đã quen với thức ăn cứng.
Nước ngọt có ga
Nước ngọt có ga là chất gây ra các bệnh như tiểu đường hay béo phì và đặc biệt là hành vi hung hăng của trẻ. Bố mẹ có thể thấy trong nước ngọt có ga không chứa chất dinh dưỡng và chỉ là calo rỗng. Cụ thể nước ngọt chứa 60g đường và gấp đôi nhu cầu đường của trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, nước ngọt có ga gây ra các hiện tượng khó thở, tim đập nhanh, khó ngủ ở trẻ.
Thực phẩm đóng hộp
Trong thực phẩm đóng hộp chứa rất nhiều chất phụ gia và nhiều muối. Đây là những nguyên liệu không tốt cho tiêu hóa cũng như cơ thể của trẻ. Mặc dù trong thực phẩm đóng hộp là các nguồn dinh dưỡng dồi dào bởi cá, thịt, rau củ…Tuy nhiên khi đóng hộp kim loại có thể ngấm vào thực phẩm gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, cá ngừ đóng hộp có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Vì khi đóng hộp trong có ngừ chứa nhiều thủy ngân.
Ngọc Nga (T/h)
https://vietq.vn/nhung-thuc-pham-khong-an-toan-khi-cho-tre-an-dam-d203156.html