23 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngNhững loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh tiềm ẩn trong...

    Những loại vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh tiềm ẩn trong món sushi và sashimi

    Date:

    Related stories

    Sushi và sashimi là hai món ăn truyền thống nổi tiếng thế giới đến từ Nhật Bản được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây lại là hai món ăn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.

    Được bắt nguồn từ món ăn truyền thống của Nhật Bản, sushi và sashimi ngày nay đã trở thành món ăn phổ biến, hấp dẫn với rất nhiều người. Tuy nhiên, khi thưởng thức sashimi hoặc sushi có chứa cá sống, cần lưu ý nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh.

    Cơm là thành phần chính trong sushi. Về mặt dinh dưỡng, gạo màu nâu sẽ tốt hơn màu trắng do có hàm lượng chất xơ cao hơn. Nhưng sushi còn bao gồm nhiều thành phần khác.

    Sashimi là món ăn chỉ bao gồm những miếng cá (cá ngừ, cá hồi, cá kiếm), lươn và bạch tuộc – tất cả đều còn sống và được thái thành từng lát vừa ăn. Nếu hải sản sống là thành phần chính thì món ăn được gọi là sashimi. Nhưng nếu thêm cơm trộn giấm vào để ăn cùng với sashimi thì được gọi là sushi.

    Sushi thường được sử dụng như là một món ăn chính. Còn sashimi thường được coi là món ăn khai vị đánh thức các giác quan để người ăn có thể cảm nhận được hương vị tinh tế đến từ những loại hải sản tươi sống, nguyên vị. Tuy nhiên khi thưởng thức sashimi hoặc sushi có chứa cá sống, điều quan trọng là phải nhận thức được các nguy cơ đối với sức khỏe từ các loại vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây bệnh.


    Sushi và sashimi có thể nhiễm kí sinh trùng nguy hiểm cẩn trọng khi ăn. Ảnh minh họa

    Nhiễm trùng do giun

    Anisakiasis là một bệnh nhiễm trùng do giun có thể xảy ra nếu bạn ăn cá sống hoặc nấu chưa chín. Khi ăn phải loài giun nhỏ bé này có thể dẫn đến đau bụng dữ dội, buồn nôn và nôn mửa trong vòng vài giờ sau khi ăn. Thậm chí, giun có thể chui vào thành ruột, gây ra phản ứng miễn dịch cục bộ hoặc viêm trong ruột.

    Trong những trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để loại bỏ chúng. Điều này có thể cần thiết nếu giun Anisakis không được tống ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên và gây ra các vấn đề về đường ruột.

    Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín. Ký sinh trùng được tìm thấy thường xuyên ở trong cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá bơn…

    Liên quan đến thắc mắc ăn sushi có bị sán không, các chuyên gia cho biết thường xuyên ăn cá sống làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, mặc dù tỷ lệ khá hiếm. Một nguy cơ khác là ngộ độc thực phẩm. Do đó những người có hệ miễn dịch yếu nên tránh ăn thịt và cá sống nói riêng, hay sushi nói chung.

    Nhiễm vi khuẩn Vibrio

    Nhiễm vi khuẩn Vibrio có liên quan đến việc ăn cá và động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu sống. Nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, sốt và ớn lạnh.

    Triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng ở những người bị bệnh gan hoặc hệ thống miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng toàn thân đe dọa tính mạng.

    Ngoài ra, các loài Vibrio có thể gây nhiễm trùng vết thương do vết loét hở tiếp xúc với nước chứa vi khuẩn. Ví dụ như các vết xước khi chế biến hải sản, mở hàu hoặc làm việc trên thuyền. Giống như bệnh đường tiêu hóa, những loại nhiễm trùng vết thương này nghiêm trọng nhất ở những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

    Nhiễm vi khuẩn Listeriosis

    Listeriosis là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Listeria monocytogenes gây ra. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong hải sản sống, sữa chưa tiệt trùng, các loại rau như mầm sống và một số loại thực phẩm khác.

    Nguy cơ lớn nhất đối với bệnh listeriosis ở những trường hợp như: Có thai, trẻ sơ sinh (vi khuẩn có thể truyền qua nhau thai), những người trên 65 tuổi, người có hệ thống miễn dịch suy yếu.

    Các triệu chứng nhiễm vi khuẩn listeriosis thường bắt đầu với các vấn đề về đường tiêu hóa như co thắt dạ dày, tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, người bệnh có thể có các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, đau cơ…

    Bệnh tiến triển có thể gây viêm màng não, viêm não. Viêm màng não và viêm não không phải là tác động điển hình của nhiễm vi khuẩn listeria và có xu hướng ảnh hưởng đến những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. Ở phụ nữ mang thai nhiễm bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: sẩy thai, thai chết lưu…

    Nhiễm khuẩn salmonella

    Salmonella là một loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh đường tiêu hóa. Salmonella có thể được tìm thấy ở một số nguồn thực phẩm khác nhau như: thịt, trứng, một số loại rau và cá sống bao gồm cá hồi và cá ngừ…

    Nhiễm khuẩn salmonella gây ra các triệu chứng tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 1-3 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc.

    Trẻ sơ sinh, những người có chức năng miễn dịch kém và những người trên 65 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng cần nhập viện.

    An Dương (T/h)
    https://vietq.vn/coi-chung-nhiem-vi-khuan-ky-sinh-trung-gay-benh-tu-sushi-va-sashimi-d201772.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img