Đau khớp có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc Covid-19 với tỉ lệ 10–15%. Nó cũng là một trong những triệu chứng kéo dài với trường hợp đã khỏi bệnh.
Các khớp có vai trò là cầu nối giữa các xương, qua đó hỗ trợ cơ thể khi thay đổi tư thế hoặc di chuyển. Bất kỳ tổn thương nào của khớp (do mầm bệnh hoặc chấn thương) đều có thể cản trở hoạt động di chuyển và gây ra đau đớn.
Ở bệnh nhân đang mắc và sau mắc COVID-19, tuy chưa có con số thống kê cụ thể. Nhưng nhìn chung là các khớp thường được bệnh nhân mô tả là gây khó chịu nhất khớp gối, khớp vai và khớp cổ chân. Tuy nhiên, các khớp khác như hông, khuỷu, cổ… cũng được báo cáo.
Bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý xương khớp trước đó là những đối tượng hay gặp tình trạng này, bệnh nhân trẻ tuổi và trẻ nhỏ thường ít gặp hơn.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân trẻ nhưng thuộc nhóm ngồi nhiều (như nhân viên văn phòng) trước khi mắc COVID-19 gặp phải triệu chứng này.
Làm việc với cường độ cao khi vừa khỏi Covid-19 dễ gây đau nhức xương khớp.
Theo các nghiên cứu gần đây thì nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp này là do phản ứng của cơ thể chống lại SARS-CoV-2 khi xâm nhập. Các phản ứng miễn dịch này sẽ làm gia tăng các cytokine và chemokine tiền viêm. Sự tăng các cytokine tiền viêm làm tăng sự hình thành prostaglandin E2 – chất trung gian gây đau có tác dụng lên các thụ thể đau ở các khớp.
Làm gì với đau khớp hậu COVID-19?
PGS.TS Vũ Thị Thanh Thủy, Khoa Cơ xương khớp BVĐK Tâm Anh Hà Nội cho lời khuyên, nếu sau khi âm tính với SARS-CoV-2 nhưng vẫn còn triệu chứng đau nhức xương khớp, người bệnh có thể sử dụng paracetamol 500mg, uống 3 – 5 ngày (mỗi ngày 3 – 4 viên, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng) để giảm đau tại nhà. Sau khoảng thời gian này, nếu tình trạng đau nhức vẫn không đỡ, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt. Thông qua các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguồn gốc của cơn đau, từ đó đưa ra phác đồ chữa trị an toàn, trúng đích.
F0 khỏi bệnh có dấu hiệu của bệnh xương khớp nên thực hiện sớm các bài tập vận động phù hợp như đạp xe, đi bộ, yoga, bơi lội… ít nhất 30 phút mỗi ngày. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất, tăng cường thực phẩm giàu can xi và vitamin. Trong trường hợp đang có bệnh khớp, cần tuân thủ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ. Tất cả giúp bảo tồn cơ xương khớp, ngăn ngừa bệnh trở nặng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, mỗi người cũng có thể bổ sung thêm các dưỡng chất thiên nhiên, đã được khoa học nghiên cứu về công dụng giảm đau, nuôi dưỡng xương khớp an toàn, như Collagen Type II không biến tính giúp điều hòa miễn dịch, giảm quá trình viêm tại khớp; Collagen Peptide giúp tăng cường tái tạo sụn khớp, bảo vệ xương dưới sụn; Turmeric Root (chiết xuất nghệ) và Chondroitin Sulfate giúp kháng viêm; Eggshell Membrane (chiết xuất màng vỏ trứng) sẽ giúp tăng sản sinh chất nền sụn (collagen và aggrecan)… Các tinh chất này có nguồn gốc thiên nhiên nên phù hợp với hầu hết bệnh nhân xương khớp, kể cả người lớn tuổi, người bị tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch.
Để giảm đau nhức xương khớp hậu Covid cần có sự kiên trì và tinh thần lạc quan. Do đó, ngoài việc duy trì lối sống khoa học, tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, giữ tinh thần lạc quan là cách giúp F0 khỏi bệnh nhanh chóng vượt qua di chứng hậu Covid, sớm trở về cuộc sống bình thường.
Ngọc Mai (t/h)
https://vietq.vn/nen-lam-gi-khi-bi-dau-khop-hau-covid-19-d199415.html