Nhờ việc thu hồi chất thải chôn lấp, chuyển hóa thành nguồn năng lượng sạch đã góp phần giảm lượng khí thải carbon. Nhằm hỗ trợ sự phát triển bền vững của lĩnh vực này, ISO vừa công bố một loạt tiêu chuẩn.
Các tiêu chuẩn thiết lập thuật ngữ, định nghĩa hài hòa và đặc biệt bao gồm cách phân loại, phương pháp thử nghiệm và việc sử dụng an toàn các nhiên liệu chất thải rắn.
ISO 21637, Tái chế chất thải rắn – Từ vựng, cung cấp định nghĩa và thuật ngữ phổ biến giúp đảm bảo rằng các tiêu chuẩn trong loạt bài này được hiểu rõ hơn. Lựa chọn nhà cung cấp có thể là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng ISO 21640,Tái chế chất thải rắn – Thông số kỹ thuật và phân loại, thiết lập một hệ thống để so sánh hiệu quả các nhà cung cấp khác nhau, có thể giúp việc này dễ dàng hơn nhiều. Tiêu chuẩn này cũng quy định các yêu cầu chất lượng tối thiểu để xác định loại nhiên liệu chất rắn có thể được coi là nhiên liệu tái chế hay không.
Việc sản xuất, sử dụng, vận chuyển và lưu trữ các loại nhiên liệu này luôn tiềm ẩn những nguy cơ đáng kể về cháy nổ và bụi. Do đó, ISO 21912, Tái chế chất thải rắn – Vận hành và lưu trữ an toàn chất thải rắn thu hồi, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn và khuyến nghị cho chủ cơ sở và nhà thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần, nhà cung cấp và nhà sản xuất thiết bị, nhà tư vấn, nhà chức trách và nhà bảo hiểm để đánh giá, giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất, thực hiện, lưu trữ.
Việc mua bán chất thải rắn là đối tượng của các thỏa thuận liên quan đến thông số kỹ thuật, tuy nhiên, để xác định các thông số kỹ thuật, điều cần thiết là phải tiến hành lấy mẫu. ISO 21645, Thu hồi chất thải rắn – Phương pháp lấy mẫu, xác định quy trình này từng bước, do đó hạn chế mọi rủi ro sai sót.
Loạt tiêu chuẩn này cũng bao gồm:
ISO 21644, Thu hồi chất thải rắn – Phương pháp xác định hàm lượng sinh khối
ISO 21656, Thu hồi chất thải rắn – Xác định hàm lượng tro
ISO 21660-3, Thu hồi chất thải rắn – Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy trong tủ sấy – Phần 3: Độ ẩm của mẫu để phân tích chung
ISO 21663, Nhiên liệu thu hồi rắn – Phương pháp xác định hàm lượng cacbon (C), hydro (H), nitơ (N) và lưu huỳnh (S) bằng phương pháp thiết bị
ISO 22167, Thu hồi chất thải rắn – Xác định hàm lượng hợp chất dễ bay hơi
Hà My
http://vietq.vn/khi-chat-thai-ran-tro-nen-dang-gia-voi-loat-tieu-chuan-quoc-te-d188477.html