22 C
Hanoi
Thứ năm, Tháng mười hai 19, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngĐường ảnh hưởng như thế nào tới não khi tiêu thụ quá...

    Đường ảnh hưởng như thế nào tới não khi tiêu thụ quá nhiều

    Date:

    Related stories

    Đường là gia vị không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày nhưng đường lại có thể gây nghiện, ảnh hưởng trí nhớ, tâm trạng, tổn thương mạch máu não.

    Bộ não sử dụng nhiều năng lượng hơn bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể con người và đường (glucose) là nguồn nhiên liệu chính của não. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi não tiếp xúc với một lượng đường quá lớn trong chế độ ăn uống?

    Dư thừa đường tác hại tới khả năng nhận thức

    Trong não, lượng đường dư thừa làm suy yếu kỹ năng nhận thức và khả năng tự kiểm soát của chúng ta. Đối với nhiều người, chỉ một chút đường cũng sẽ kích thích cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Các nhà khoa học nhận định đồ ngọt – cùng với đồ mặn và béo – có thể tạo cảm giác gây nghiện trong não người, dẫn đến mất kiểm soát bản thân, ăn quá nhiều và tăng cân. Thực phẩm với chỉ số đường cao có khả năng kích hoạt các vùng não gây ra cảm giác đói dữ dội hơn so với thực phẩm có chỉ số đường thấp.

    Tiêu thụ nhiều đường có thể dẫn đến sự đề kháng insulin

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y UCLA (Mỹ), cơ thể tiêu thụ một lượng đường fructose cao thực sự có ảnh hưởng và làm chậm quá trình hoạt động của não, cản trở bộ nhớ. Hơn thế, hàm lượng fructose cao có thể dẫn đến sự đề kháng insulin, mà insulin lại quy định chức năng của dây thần kinh trong não. Nếu các tế bào não trở nên đề kháng với insulin thì khả năng suy nghĩ rõ ràng và xử lý, điều khiển suy nghĩ, cảm xúc có thể ảnh hưởng.


    Tiêu thụ quá nhiều đường tác động xấu tới não bộ. Ảnh minh họa

    Làm thay đổi hệ thống củng cố của não

    Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng ủng hộ quan điểm ăn quá nhiều đường làm thay đổi hệ thống củng cố của não, sau đó sẽ thúc đẩy việc ăn vô độ.

    Hệ thống củng cố có chức năng thúc đẩy các hành vi có lợi cho sự tồn tại của con người như ăn món ngon để cung cấp dinh dưỡng, uống nước để cấp nước cho tế bào…Tuy nhiên, ăn quá nhiều đường khiến tình trạng nghiện thực phẩm ít dinh dưỡng, giàu đường, muối và chất béo ngày càng trầm trọng hơn.

    Tác động tới trí nhớ

    Glucose tăng cao trong máu gây hại cho não, dẫn đến chức năng nhận thức bị chậm lại và suy giảm trí nhớ, sự chú ý. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ nhiều đường gây viêm não, dẫn đến khó nhớ. Tuy nhiên, tin tốt là tổn thương viêm do đường không kéo dài quá lâu.

    Ngoài ra, nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy giảm tiêu thụ đường và bổ sung axit béo omega-3, curcumin giúp cải thiện trí nhớ.

    Ảnh hưởng đến tâm trạng

    Ở những người trẻ khỏe mạnh, khả năng xử lý cảm xúc bị ảnh hưởng khi lượng đường trong máu tăng cao. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có cảm giác buồn bã và lo lắng khi bị tăng đường huyết cấp tính.

    Theo một phân tích về chế độ ăn uống và tâm trạng của 23.000 người, tỷ lệ tiêu thụ đường cao hơn có liên quan đến tỷ lệ trầm cảm nhiều hơn.

    Gây hại cho mạch máu não

    Glucose trong máu tăng cao gây hại cho các mạch máu. Tổn thương mạch máu là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng mạch máu của bệnh tiểu đường, tổn thương các mạch máu trong não và mắt gây ra bệnh võng mạc.

    Các nghiên cứu về bệnh nhân tiểu đường lâu năm cho thấy tổn thương não tiến triển dẫn đến suy giảm khả năng học tập, trí nhớ, tốc độ vận động và các chức năng nhận thức khác.

    Bất kỳ loại đường nào được thêm vào chế độ ăn uống đều nguy hiểm. Chúng ta có thể tránh những tác hại này bằng cách bổ sung chất ngọt từ trái cây tươi thay cho đường tinh luyện. Ăn trái cây tươi cũng giúp bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa.

    An Dương (T/h)
    http://vietq.vn/duong-anh-huong-nhu-the-nao-doi-nao-khi-tieu-thu-qua-nhieu-d185332.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img