Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tuyên bố tạo ra một loại da nhân tạo có khả năng phản ứng với cơn đau giống như da người thật.
Kết quả được cho có thể cải thiện các bộ phận giả, cho phép các lựa chọn thay thế tốt hơn đối với việc ghép da, thông tin của nhóm nghiên cứu từ Đại học RMIT ở Melbourne, Úc, cho biết.
Thiết bị cảm nhận cơn đau bắt chước các đường dẫn thần kinh kết nối các thụ thể trên da với não để tái tạo phản ứng phản hồi cực nhanh của cơ thể con người.
“Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của cơ thể chúng ta, với các tính năng phức tạp được thiết kế để gửi các tín hiệu cảnh báo nhanh khi có bất cứ điều gì bị tổn thương. Chúng ta luôn cảm nhận mọi thứ qua da nhưng phản ứng đau của chúng ta chỉ phát huy tác dụng ở một số điểm nhất định, chẳng hạn như khi chúng ta chạm vào thứ gì đó quá nóng hoặc quá sắc.
Không có công nghệ điện tử nào có thể bắt chước một cách thực tế cảm giác đau đớn của con người cho đến hiện tại”, trưởng nhóm nghiên cứu Madhu Bhaskaran và đồng tác giả của bài báo cho biết.
Nguyên mẫu là một lớp da nhân tạo mỏng có thể cảm nhận được những thay đổi về áp suất, nhiệt độ hoặc độ lạnh. Khi đạt đến một ngưỡng nhất định, da sẽ phản ứng lại, giống như da người thật.
Bhaskaran cho biết thêm: “Đó là một bước tiến quan trọng trong sự phát triển tương lai của các hệ thống phản hồi tinh vi mà chúng tôi cần để cung cấp các bộ phận giả thực sự thông minh và người máy thông minh”.
Một nguyên mẫu riêng biệt được làm từ một vật liệu thậm chí còn mỏng hơn, có thể co giãn, có thể phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ và áp suất. Lớp thứ ba là một lớp phủ cực kỳ mỏng, mỏng hơn khoảng 1.000 lần so với một sợi tóc người, có thể phản ứng với sự thay đổi của nhiệt.
“Trong khi một số công nghệ hiện có đã sử dụng tín hiệu điện để bắt chước các mức độ đau khác nhau, những thiết bị mới này có thể phản ứng với áp suất cơ học, nhiệt độ và cơn đau thực tế, đồng thời đưa ra phản ứng điện tử phù hợp”, nhà nghiên cứu Ataur Rahman nói thêm.
Điều này cũng có nghĩa là làn da nhân tạo cho thấy sự khác biệt giữa việc chạm nhẹ vào một chiếc đinh ghim bằng ngón tay hay vô tình tự đâm vào đó. Đây là một điểm khác biệt quan trọng chưa từng đạt được trước đây bằng điện tử.
Theo Dân trí
https://petrotimes.vn/da-nhan-tao-co-the-cam-thay-dau-nhu-da-that-578006.html