26 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
More
    HomeCông nghệ sạchTạo nguồn thu từ việc bán năng lượng tái tạo từ đốt...

    Tạo nguồn thu từ việc bán năng lượng tái tạo từ đốt rác

    Date:

    Related stories

    Công nghệ xử lí chất thải rắn (CTR) thu hồi năng lượng, giảm thiểu chôn lấp CTR đang là xu thế chung của thế giới và cần được quan tâm, phát triển tại Việt Nam.

    Quá tải chất thải rắn

    Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2016, lượng CTR phát sinh trong cả nước tăng trung bình khoảng 12%/năm. Hiện nay, trên cả nước chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) phát sinh khoảng hơn 61.000 tấn/ngày. Trong đó phát sinh tại các đô thị khoảng hơn 37.000 tấn/ngày, nông thôn 24.000 tấn/ngày.

    Toàn quốc hiện có khoảng 1.230 cơ sở xử lý CTR, trong đó 860 bãi chôn lấp CTR tập trung (kể các bãi chôn lấp nhỏ rải rác ở các xã), 330 cơ sở đốt CTR kể cả lò đốt nhỏ quy mô cấp xã), 37 cơ sở ủ phân hữu cơ, còn lại là kết hợp. Khối lượng chất thải được tái chế, tái sử dụng rất thấp, không được phân loại tại nguồn, độ ẩm cao, nhiệt trị thấp.


    Xử lý chất thải nhằm chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn

    Với khối lượng CTR ngày càng lớn, nhiều phương án xử lý chất thải đã được đưa ra. Xử lý chất thải nhằm chuyển chất thải sang một dạng khác ít độc hại hơn, dễ kiểm soát hơn, chuyển chất thải thành chất khác có thể sử dụng có ích, làm giảm thể tích hoặc khối lượng nhằm lưu giữ được nhiều hơn và lưu giữ tạm thời để chờ đợi công nghệ phù hợp.

    Tùy theo công nghệ áp dụng, chi phí xử lý sẽ khác nhau. Có công nghệ xử lý với chi phí thấp nhưng trong quá trình xử lý lại phát sinh ra ô nhiễm thứ cấp. Có công nghệ xử lý hiện đại, chi phí vận hành cao nhưng xử lý an toàn, không gây mùi, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, việc quản lý chất thải rắn làm sao cho hiệu quả, hạn chế phát sinh chất thải, tái sử dụng và tái chế chất thải.

    Tại toạ đàm “Ô nhiễm rác thải và các giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam” vừa mới diễn ra, GS.TS. Đặng Kim Chi – Hội Đồng Khoa học Công nghệ Giáo dục và Môi Trường (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) cho biết, ở Việt Nam phương pháp xử lý CTR bằng cách chôn lấp chiếm mất diện tích đất lớn, hiện đang quá tải ở nhiều thành phố lớn. Việc chôn lấp không phân loại gây khó khăn cho khả năng phục hồi môi trường.

    Bên cạnh đó, việc chôn lấp cũng gây ô nhiễm môi trường: khí thải, mùi hôi, GHG, nước rỉ rác, các chất ô nhiễm tồn lưu như POP, KLN,… Các lò đốt chất thải công suất nhỏ, không đáp ứng nhu cầu xử lí chất thải đô thị, chất thải nguy hại và chất thải y tế, tiềm ẩn ô nhiễm môi trường cao. Không tận dụng được nguyên liệu, năng lượng trong CTR.

    Vì vậy, công nghệ xử lí CTR thu hồi năng lượng, giảm thiểu chôn lấp CTR đang là xu thế chung của thế giới và cần được quan tâm, phát triển tại Việt Nam.

    Định hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam

    Chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ xử lý chất thải rắn ở Việt Nam, GS.TS. Đặng Kim Chi cho biết, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến 2030 tầm nhìn đến 2050 được phê duyệt bởi Quyết định số 2068/QD-TTg ngày 25/11/2015 nhằm nâng tỷ lệ xử lý chất thải thành phố cho mục đích năng lượng từ mức không đáng kể hiện nay lên 30% vào năm 2020, khoảng 70% vào năm 2030 và hầu hết được tận dụng cho mục đích năng lượng vào năm 2050.

    Theo chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025 sẽ có 100% CTR đô thị, CTR công nghiệp không nguy hại, 50% CTR khu dân cư nông thôn và 50% CTR tại các làng nghề được thu gom để tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuát phân hữu cơ, hoặc xử lý đảm bảo không ô nhiễm môi trường.

    Còn theo quy hoạch phát triển nguồn điện sử dùng CTR (dự thảo) đến năm 2035 có khoảng 65 điểm (Khu XL) thuộc 30 tỉnh và thành phố TW có khả năng phát triển dự án nhà máy điện sử dụng CTR với tổng công suất lắp đặt khoảng 1290 MW trên toàn quốc.

    Về tiêu chí lựa chọn Công nghệ xử lý chất thải rắn, GS.TS. Đặng Kim Chi cho biết, có 5 nhóm tiêu chí chung được sử dụng để đánh gía công nghệ xử lý chất thải rắn là: Hiệu quả xử lý ô nhiễm; Chi phí kinh tế; Trình độ hiện đại của thiết bị và công nghệ xử lý, vận hành, tiện lợi; Phù hợp với điều kiện Việt Nam; An toàn về mặt môi trường. Tùy thuộc từng loại hình công nghệ xử lý mà mức độ ưu tiên các tiêu chí sẽ khác nhau.

    Về kinh tế, “đốt chất thải phát điện cần vốn đầu tư lớn nhất tuy nhiên, việc đầu tư ban đầu sẽ tạo ra lợi ích kinh tế từ việc thiết kế, xây lắp, lắp đặt nhà máy đốt rác tạo năng lượng. Làm đa dạng nguồn cung cấp năng lượng, tạo nguồn thu từ việc bán năng lượng tái tạo từ đốt rác. Giảm chi phí chiếm dụng đất dành cho chôn lấp. Không phát sinh nhiều chi phí xử lý nước rỉ rác, mùi hôi sinh ra từ chôn lấp”.

    Đối với xã hội, công nghệ xử lý CTR sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân địa phương. Tạo nguồn cung cấp năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Giảm mối nguy hiểm đến sức khỏe của cộng đồng từ tác động tiêu cực của bãi rác gây ra. Giảm tác động tiêu cưc do xung đột với cộng đồng dân cư quanh bãi rác. Đem lại cơ hội tiếp cận những công nghệ mới tiên tiến của thế giới, gop phần đào tạo nguồn nhân lực chuyển giao công nghệ môi trường trong tương lai.

    Đối với môi trường, bà Kim Chi cho rằng, phương án điện rác sẽ xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong chất thải rắn, đặc biệt hiệu quả với chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Giảm đáng kể thể tích và trọng lượng chất thải phải xử lý: tro xỉ thu được sau khi đốt, tùy thuộc vào công nghệ, giảm trung bình 80% trọng lượng và hơn 90% thể tích so với lượng chất thải ban đầu sẽ làm giảm diện tích đất sử dụng cho chôn lấp.

    M.T
    https://petrotimes.vn/tao-nguon-thu-tu-viec-ban-nang-luong-tai-tao-tu-dot-rac-571868.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img