Hiện nay, ô nhiễm nhựa đang là vấn đề lớn của thế giới. Giải pháp tối ưu cho vấn đề quan trọng liên quan đến môi trường này là sử dụng phương pháp tái chế hóa học.
Cho đến nay có 8.700 triệu tấn nhựa đã được sản xuất trên thế giới và 60% các sản phẩm nhựa này không còn được sử dụng. Chính vì điều này, nhựa tái chế cũng đã bị trở lại bãi rác tại một số nơi.
Trong thời điểm này, một số vấn đề gặp phải chính là hệ thống tái chế, hầu hết các loại nhựa không thể tái chế được trong hệ thống hiện tại, bên cạnh đó các loại nhựa không phải là một sản phẩm có thể biến đổi mãi mãi do cấu trúc nhựa của nó.
Ảnh minh họa. (Nguồn somagnews)
Tái chế cơ học là không đủ
Trong phương pháp truyền thống tái chế nhựa cơ học được sử dụng ngày nay, chất thải được nghiền thành những mảnh rất nhỏ. Sau đó, những mảnh này được xử lý và biến thành các sản phẩm nhựa cấp thấp hơn.
Tuy nhiên, trong tái chế hóa học, nhựa bị phá vỡ ở cấp độ và nền tảng phân tử. Sau đó những phân tử này được sử dụng để sản xuất các hóa chất khác.
Mặc dù, tái chế hóa học đang chỉ là ý tưởng để bắt đầu, nhưng nó đã cung cấp nhiều lựa chọn thay thế khác nhau trong tái chế nhựa ở tương lai. Tại thời điểm này, cần hiểu rõ hơn về cấu trúc của nhựa.
Nhựa được bao phủ trên phạm vi rộng giữa các vật liệu được gọi là polymer. Những cấu trúc này bao gồm các polymer nhỏ hơn, trong đó monome (hợp chất có khối lượng phân tử thấp, dùng để tổng hợp polymer) chủ yếu bao gồm carbon và hydro. Với các kỹ thuật phù hợp, nhựa có thể được chia thành mức này với mức độ ít lãng phí nhất.
Về cơ bản năng lượng là những gì cần thiết cho sự phân hủy các monome trong các cấu trúc khác nhau. Vì nhựa là vật liệu ổn định, nó cần rất nhiều năng lượng trong quá trình tan rã. Có thể hướng đến quá trình chính xác hơn bằng cách sử dụng các chất xúc tác phù hợp.
Các kỹ thuật mới
Nhiều nhà nghiên cứu trên toàn cầu tiếp tục nghiên cứu kỹ thuật tách và tái chế nhựa mới. Điển hình trong đó, chai dầu ăn cũ là một loại polymer tự nhiên có thể biến thành “một bức tranh” phân hủy sinh học cho máy in 3D. Các vật liệu thải khác cũng có thể được sử dụng trong sản xuất graphene. Ngoài ra còn có các kỹ thuật cho phép chuyển đổi nhanh chóng của nhựa sinh học.
Tái chế hóa học sẽ hỗ trợ tái chế cơ học, đặc biệt là trong các sản phẩm như phim và microplastic. Việc biến đổi các vật liệu như vậy, làm gián đoạn các quá trình sẽ gặp nhiều vấn đề hơn với các phương pháp hóa học.
Trong khi nhiều nghiên cứu khoa học tập trung vào vấn đề này, các công ty khác nhau cũng cố gắng đưa các sản phẩm nhựa vào tái chế hóa học. Quá trình này, đòi hỏi thời gian, chuyên môn và tiền bạc. Hầu hết các công nghệ đang được phát triển đến một mức độ có thể được thương mại hóa.
Mặc dù trong tương lai chưa biết tái chế hóa học sẽ mang lại những gì, nhưng rõ ràng nếu ô nhiễm nhựa tiếp tục, môi trường sẽ bị đe dọa và ảnh hưởng nghiêm trọng.
Hà My (Theo somagnews)
http://vietq.vn/tai-che-hoa-hoc-giai-phap-toi-uu-cho-van-de-o-nhiem-nhua-d173209.html