24 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngGiày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng...

    Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể

    Date:

    Related stories

    Ngoài gây tổn thương cho bàn chân, giày cao gót còn khiến xương khớp các vùng như hông, cột sống và đầu gối cũng bị biến chứng nguy hiểm.

    Theo Hiệp hội Y khoa Podective của Mỹ, 71% phụ nữ sở hữu giày cao gót bị đau khi mang chúng. Nhưng không chỉ bị đau ở đôi chân mà các bộ phận cơ thể khác cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực và nó dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

    Ảnh hưởng tới hông

    Khi đi giày cao gót, cơ thể phải giữ thăng bằng. Để làm điều đó, lưng dưới được đẩy về phía trước và sự liên kết của hông và cột sống sẽ thay đổi. Hông luôn phải được uốn cong liên tục để duy trì sự cân bằng và nếu đi giày cao gót thường xuyên trong thời gian dài, nó có thể khiến các cơ này bị rút ngắn và co lại. Điều đó có thể dẫn đến việc bị đau hông.

    Đau khớp đầu gối

    Trọng lượng sẽ chuyển sang phần xương khớp ngón chân khi đi giày cao gót. Do đó, đầu gối cần phải hướng về phía trước để duy trì sự cân bằng, điều này gây thêm áp lực cho bộ phận này. Điều này có thể gây ra viêm xương khớp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau khớp, cứng khớp và phạm vi chuyển động hạn chế.

    Cột sống

    Thông thường cột sống có một độ cong nhẹ, điều này cho phép nó giảm căng thẳng từ chuyển động cơ thể. Khi đi giày cao gót, đường cong ở lưng dưới sẽ bị phóng đại và sự điều chỉnh của cột sống cũng thay đổi, gây ra lạm dụng cơ bắp và đau lưng.

    Thay đổi kết cấu ở cột sống có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như phát triển một tình trạng thần kinh cột sống được gọi là chứng gai cột sống, gây đau, yếu cơ, co thắt và chuột rút.

    Ngoài ra giày cao gót cũng có thể gây ra các vấn đề khác cho chân.

    Chứng vẹo ngón chân cái: Giày cao gót mũi nhọn khiến các ngón chân chen chúc nhau trong một không gian rất chật. Điều này làm cho ngón chân cái bị nghiêng về ngón chân bên cạnh, và điều đó tạo nốt sưng ở bên cạnh ngón chân cái. Dù các nốt sưng có thể là do di truyền, mọi người vẫn có thể khiến chúng to và tồi tệ hơn nếu có bàn chân phẳng hay đi giày cao gót rất nhiều.

    Viêm gân Achilles: Mang giày cao gót có thể khiến khớp mắt cá chân bị hạn chế chuyển động. Nó cũng có thể làm cho gân Achilles co lại nơi nó gắn vào xương gót chân. Điều đó dẫn đến viêm gân Achilles chèn với một số triệu chứng bao gồm đau ở phía sau gót chân, sưng và phạm vi chuyển động hạn chế khi uốn cong bàn chân.

    Biến dạng ngón chân: Một chứng bệnh khác có thể được gây ra bằng cách đi giày cao gót chật, nhọn là biến dạng ngón chân. Khi các ngón chân bị nhồi nhét, chúng bắt đầu cong xuống. Theo thời gian, tình trạng này có thể trở nên đau đớn và không thể cử động các ngón chân.

    Chai chân: Áp lực mà đi giày cao gót đặt lên chân có thể dẫn đến chai chân, đặc biệt xảy ra với giày chật, vì điều đó gây ra thêm ma sát. Thông thường các vết chai không đau, nhưng cũng có thể trở nên đau đớn và thậm chí bị nhiễm trùng.

    U dây thần kinh morton: Áp lực lên bàn chân tăng lên, các dây thần kinh ở đó có thể bị đè nén và kích thích. Do đó, dây thần kinh dẫn đến ngón chân có thể dày lên và trở nên đau đớn.

    Viêm cân gan chân: Mang giày chật cũng có thể dẫn đến tình trạng này. Nó xảy ra khi fascia plantar, một mô kết nối xương gót chân với ngón chân, bị viêm hoặc kích thích. Mô này hỗ trợ vòm bàn chân và hoạt động như một bộ giảm xóc. Vì vậy, khi nó hư hại, chân có thể bị đau, cứng và sưng ở gót chân.

    Hương Giang (theo: Bright Side)
    http://vietq.vn/giay-cao-got-khong-chi-huy-hoai-doi-chan-ma-ca-nhung-bo-phan-khac-d167073.html

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img