17 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
More
    HomeTiêu dùng bền vữngThiết bị phát hiện tới 24 kim loại nặng có trong nước

    Thiết bị phát hiện tới 24 kim loại nặng có trong nước

    Date:

    Related stories

    Loại thiết bị cảm biến cầm tay do các nhà khoa học Singapore chế tạo có khả năng phát hiện ra 24 kim loại nặng có trong nước, chỉ trong 5 phút

    Mới đây, các chuyên gia tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore gồm PGS. Yong Ken-Tye và GS. Tjin Swee Chuan đã chế tạo một thiết bị cảm biến cầm tay có khả kiểm tra chất lượng nước trong vòng 5 phút.

    Hệ thống này gồm một cảm biến sợi quang, được phủ chất phủ cảm biến sâu. Khi mẫu nước được đưa vào, các ion kim loại nặng có trong nước khi di chuyển sẽ làm dịch chuyển quang phổ của tia laser chiếu qua cảm biến sợi quang. Một bộ vi xử lý tích hợp sẽ phân tích về sự thay đổi quang phổ, xác định loại độc tố và nồng độ kim loại gây độc cho nước.

    PGS. Yong Ken-Tye (trái) và nghiên cứu sinh Stephanie Yap chụp cùng thiết bị cảm biến kiểm tra chất lượng nước.

    Nhờ công nghệ mới này, thiết bị đủ nhạy để phát hiện tới 24 loại kim loại trong nước, nhiều gấp đôi so với các cảm biến lọc nước cầm tay khác trên thị trường hiện nay. Độ nhạy của cảm biến trong thiết bị cầm tay cũng không bị giới hạn khi tiếp xúc với không khí và vẫn duy trì hiệu quả ở nhiệt độ 40° C.

    “Thiết bị của chúng tôi có khả năng tiến hành kiểm tra chất lượng nước tại chỗ nhanh chóng và có thể phát hiện tới 24 loại kim loại, gấp đôi công suất của các cảm biến nước thương mại có sẵn khác”, PGS Yong Ken-Tye cho biết.

    Thiết bị có khả năng phát hiện 24 loại kim loại nặng trong nước.

    Theo các nhà khoa học, một số thiết bị cảm biến cầm tay khác yêu cầu phải trộn dung dịch đệm với nước trước khi thử nghiệm. Tuy nhiên với hệ thống mới này thì không cần. Các chuyên gia hy vọng hệ thống cảm biến này trong tương lai sẽ được tích hợp vào các nhà máy xử lý nước đô thị hoặc trong hệ thống lọc nước gia đình.

    “Thiết bị này có thể dễ dàng được tích hợp vào bất kỳ nhà máy xử lý nước nào hiện có. Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cách để sử dụng công nghệ này cho các hệ thống lọc nước sinh hoạt gi đình”, Giáo sư Tjin Swee Chuan khẳng định.

    Theo Bảo Lâm/vietq.vn (23/4/2019)

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img