24 C
Hanoi
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024
More
    HomeThư việnVăn bản chính sáchGắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường

    Gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường

    Date:

    Related stories

    Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 – 2020, xét đến năm 2025 trong đó tăng cường áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường; loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.

    Theo kết hoạch, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện trong giai đoạn 2018 – 2025 là thúc đẩy, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp.

    Cụ thể, tăng cường áp dụng hệ thống tổ chức sản xuất tiên tiến và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong sản xuất công nghiệp, gắn sản xuất công nghiệp với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất công nghiệp; xây dựng danh mục các dự án, nhà máy sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và triển khai theo lộ trình thay thế và loại bỏ dần các thiết bị lạc hậu trong các nhà máy và đóng cửa các nhà máy gây ô nhiễm.

    Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường.

    Xây dựng và nâng cấp chuỗi giá trị các sản phẩm của các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, hóa chất, thực phẩm, điện tử… giấy nhằm nâng cao giá trị gia tăng và khả năng tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu, khai thác một cách có hiệu quả quá trình hội nhập và tự do hóa thương mại mạnh mẽ trong thời gian qua; phát triển thí điểm cụm liên kết ngành công nghiệp trong một số ngành công nghiệp ưu tiêu; đẩy mạnh các hoạt động đưa hàng Việt Nam vào hệ thống phân phối của các thương hiệu nước ngoài.

    Phát triển ngành thép nội địa, ưu tiên đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất các loại thép mà trong nước chưa sản xuất được có công nghệ thân thiện môi trường như thép tấm cán nóng và các loại thép hợp kim phục vụ ngành cơ khí chế tạo. Xây dựng lộ trình để loại bỏ dần các nhà máy gang, luyện thép và cán thép quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, sử dụng không hiệu quả tài nguyên và năng lượng thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiên tiến, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

    Tăng cường hiệu quả khai thác và sử dụng của ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, khoáng sản, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp than, dầu, khí và một số loại khoáng sản khác như alumin, limonit, manhetit, boxit, titan… Tổ chức điều tra, đánh giá thực chất năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả của một số nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn.

    Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển ngành công nghiệp ô tô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường và đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô cần chú trọng đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành.

    Tập trung hỗ trợ, nâng cao năng lực nghiên cứu, tự thiết kế mẫu và sản phẩm mới trong lĩnh vực dệt may và da giày, phát triển và liên kết ngành công nghiệp thời trang với dệt may và da giày. Xây dựng lộ trình về đổi mới công nghệ và hiện đại hóa trong ngành dệt may, da giày nhằm tạo giá trị tăng thêm, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành; tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn nguyên liệu cho các ngành: chế biến thực phẩm, thuốc lá, giấy, dầu thực vật, sữa… Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

    Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử, cơ khí, dệt may, da giày; rà soát bổ sung chính sách để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình cơ khí trọng điểm. Lựa chọn mô hình thí điểm hỗ trợ một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực dệt may, da giày, linh kiện điện tử, ô tô… và triển khai nhân rộng thành công các mô hình.

    Khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao

    Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, kế hoạch cũng chỉ rõ cần phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên nhằm tạo tác động lan tỏa cho toàn ngành công nghiệp. Cụ thể, ưu tiên đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu đối với các sản phẩm nông lâm, thủy sản, đặc biệt là các sản phẩm Việt Nam, khuyến khích phát triển chế biến bằng công nghệ cao.

    Thu hút đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng xanh, giảm thiểu biến đổi khí hậu và cung cấp đầy đủ năng lượng với giá hợp lý, làm động lực phát triển cho các ngành công nghiệp khác.

    Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực như: ô tô, các sản phẩm máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng ô tô, đóng tàu biển…

    Tăng cường công tác xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp, ngành công nghiệp Việt Nam ưu tiên và thương hiệu của các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam; tập trung nguồn lực triển khai Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia hằng năm vào các ngành công nghiệp Việt Nam có thế mạnh như chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày… đẩy mạnh công tác phối hợp, cung cấp thông tin và hướng dẫn doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế…

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img