23 C
Hanoi
Thứ bảy, Tháng mười một 23, 2024
More
    HomeCông nghệ sạchKhởi động dự án hóa học xanh

    Khởi động dự án hóa học xanh

    Date:

    Related stories

    Ngày 06/04/2018, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Cục Hóa chất, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo khởi động dự án “Áp dụng hóa học xanh tại Việt Nam, nhằm hỗ trợ tăng trưởng xanh, giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất POPs và hóa chất nguy hại”.

    “Đây là dự án đầu tiên về hóa học xanh được triển khai ở Việt Nam và Đông Nam Á với mục tiêu giảm thiểu việc sử dụng và phát thải những hóa chất cần lưu tâm khác không nằm trong danh mục kiểm soát của các thỏa thuận môi trường đa phương. Dự án có 3 mục tiêu từ việc tạo môi trường pháp lý, nâng cao nhận thức và thử nghiệm thực tế sẽ giúp giảm được phát thải và sử dụng POPs,” Ông Đào Xuân Lai, Trợ lý Giám đốc Quốc gia UNDP, Trưởng phòng Môi trường và Biến đổi khí hậu, cho biết.

    Ông nói thêm rằng “Việt Nam là 1 trong những nước đi tiên phong về các vấn đề POPs và có nhiều kinh nghiệm xử lý các chất POPs tồn dư từ thời chiến tranh cho đến bây giờ. Chính vì thế UNDP và GEF rất kỳ vọng Việt Nam đi tiên phong và đặt nền móng, đưa ra các bài học và thử nghiệm đầu tiên trong lĩnh vực này.”

    Bà Christine Wellington Moore – Cố vấn khu vực của UNDP – đã giới thiệu tổng thể các hoạt động, khung kết quả của dự án cũng như các hợp phần sẽ được triển khai ở Việt Nam. “Hóa học xanh không phải mới nhưng đây là vấn đề không dễ thực hiện, nên chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến của các bên liên quan trong hội thảo ngày hôm nay”.

    Ở Việt Nam, trong khi ngành hoá chất và sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, một số hoá chất độc hại và quá trình sản xuất chúng cũng như các sản phẩm có chứa hoá chất đó ngày càng trở thành mối quan tâm của Chính phủ do các tác động của chúng đối với sức khoẻ con người, môi trường và các hệ sinh thái.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam.

    Dự án này tuân thủ theo 12 nguyên tắc của hóa học xanh. Đó là: Ngăn ngừa [phát sinh] chất thải, tối đa hóa việc tiết kiệm nguyên tử, phát triển các quá trình tổng hợp hóa học ít độc hại hơn, phát triển các sản phẩm và hóa chất an toàn hơn, sử dụng các dung môi và điều kiện phản ứng an toàn hơn, tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, sử dụng các nguyên liệu có thể tái sinh, tránh làm phát sinh phụ phẩm, sử dụng chất xúc tác để tăng hiệu suất phản ứng, phát triển các hóa chất và sản phẩm có thể phân hủy sau khi sử dụng, quan trắc và phân tích theo thời gian thực tế để ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn.

    Mục tiêu chính của dự án là nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi cho việc giới thiệu hóa học xanh và những ứng dụng hóa học xanh cho các ngành sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm thiểu việc sử dụng, phát thải các hóa chất thuộc danh mục kiểm soát của Công ước Stockholm và Công ước Mianmata.

    Dự án sẽ giúp giảm thiểu việc sử dụng chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) và giúp giảm phát thải không chủ định chất POPs (U-POPs), thông qua những hoạt động giới thiệu về các cách tiếp cận hóa học xanh trong sáu nghành công nghiệp tại Việt Nam: Mạ crôm, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất nhựa, dệt, hóa chất bảo vệ thực vật và dung môi – sơn. Những hướng dẫn cụ thể cho từng ngành sản xuất sẽ được xây dựng, đồng thời lồng ghép những cách tiếp cận hóa học xanh vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và UNDP, dự án được thực hiện trong vòng 3 năm tại Việt Nam.

    Theo moitruong.com.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img