27 C
Hanoi
Thứ hai, Tháng mười một 25, 2024
More
    HomeThư việnVăn bản chính sáchĐánh thuế tài nguyên nước để sử dụng nguồn nước có hiệu...

    Đánh thuế tài nguyên nước để sử dụng nguồn nước có hiệu quả

    Date:

    Related stories

    Nguồn thu chính từ tài nguyên nước đến từ thu thuế, phí, lệ phí tài nguyên nước, song nguồn thu này không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội, do đó cần có những chính sách về thu thuế tài nguyên nước để sử dụng nguồn nước hiệu quả.

    Đây là ý kiến của nhiều chuyên gia tại hội thảo “Giải pháp xanh cho nguồn nước” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng nay (16/3), tại Hà Nội.

    Các chuyên gia nhận định, vấn đề quản lý nước bền vững đang trở nên cấp bách khi nước ta mới chủ động được 30% nguồn nước, gần 70% còn lại là lượng nước phát sinh từ bên ngoài lãnh thổ. Nguồn nước này lại xu hướng giảm do các quốc gia thượng nguồn tích nước để xây dựng thủy điện và phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của nước họ. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng nước chưa hiệu quả, nguồn nước liên tục bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng cùng với ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu đã và đang gây sức ép không nhỏ đến toàn bộ đời sống người dân và tăng trưởng kinh tế.

    Ông Châu Trần Vĩnh, Phó cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ô nhiễm do nước thải đang là vấn đề thách thức lớn ở nước ta hiện nay. Tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn vào nguồn nước vẫn xảy ra thường xuyên và trên diện rộng. Hậu quả là một số con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

    Thực tế cho thấy, vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiện đang thiếu bền vững, thiếu hiệu quả và công bằng. Do vậy các đại biểu cho rằng cần có chính sách quản lý tài nguyên nước dựa trên tiếp cận thị trường.


    Thực tế cho thấy, vấn đề quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiện đang thiếu bền vững, thiếu hiệu quả và công bằng.

    Ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, quản lý tài nguyên nước dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường cần phải tuân thủ những nguyên tắc của thị trường để quản lý, một trong những nguyên tắc cơ bản là có cầu thì phải có cung, như vậy nếu xem xét khía cạnh đầu vào nước là tài nguyên thì nhu cầu đầu vào tài nguyên nước là hệ thống kinh tế và tiêu dùng nước của xã hội. Còn đối với nhà quản lý, yêu cầu nước thải ra môi trường phải đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng nước sạch buộc các đối tượng sử dụng nước phải xử lý hoặc giảm lượng nước thải ra môi trường. Công cụ điều tiết giữa cung và cầu nước trên thị trường phải sử dụng công cụ thị trường.

    Theo ông Chinh, nguồn thu thực tế từ tài nguyên nước chủ yếu từ việc thu thuế, phí, lệ phí tài nguyên nước, cụ thể là thuế đối với hoạt động khai thác nước cho thủy điện, phí, lệ phí cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Mặc dù nguồn thu chính từ tài nguyên nước đến từ thu thuế, phí, lệ phí tài nguyên nước, song nguồn thu này không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.

    Thực hiện Quyết định số 59/2006/QĐ-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định, lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất, đến nay, số phí thu được từ các tổ chức, cá nhân xin cấp phép đối với quy mô thuộc Bộ TN&MT đạt khoảng 2,96 tỷ đồng, trong khi hoạt động sản xuất chiếm trên 41% GDP của quốc gia. Số thuế thu được từ hoạt động khai thác nước cho thủy điện khoảng 2.900 tỷ đồng chiếm khoảng 0.7% GDP quốc gia. Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ, hiện tại, cả nước hàng ngày đang khai thác hàng triệu m3 nước sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng lại chưa thu được thuế (ước tính nếu thu được trong một năm đạt khoảng 1.000 tỷ đồng tại thời điểm năm 2010).

    Theo thống kê dự toán thu ngân sách của Bộ tài Chính, tiền thu từ thuê đất, mặt nước chỉ chiếm từ 0,6% đến 1,5% trong tổng thu nhân sách. Điều này phần nào thể hiện rằng nguồn nước các ngành kinh tế đang sử dụng gần như miễn phí. Đóng góp cho ngân sách không đáng kể.

    Do đó, theo đại diện Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, để quản lý TNN một cách hiệu quả, công bằng và bền vững cần dựa trên tiếp cận thị trường, căn cứ vào những quy luật thị trường điều chỉnh hành vi của bên sử dụng nước như yếu tố đầu vào, và bên xả thải nước như chất thải đầu ra của hoạt động KTXH. Việt Nam đã thực hiện một số công cụ chính sách quản lý dựa trên tiếp cận thị trường như: thuế tài nguyên nước; phí và lệ phí trong khai thác sử dụng nước; giá và trợ cấp tiền sử dụng nước; phí BVMT đối với nước thải; bồi thường thiệt hại gây ô nhiễm nước.

    Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy những chính sách này còn bất cập, chưa phát huy được hết ưu thế của công cụ thị trường trong điều tiết khai thác sử dụng nước hiệu quả hơn cũng như những chế tài, nhằm giảm thiểu xả thải gây ô nhiễm môi trường.

    Thời gian tới đây, ngành nước cần nỗ lực cải thiện và bổ sung chính sách để khắc phục tình trạng này dựa trên những nguyên lý cơ bản của thể chế kinh tế thị trường.

    Theo baotintuc.vn

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img