20 C
Hanoi
Thứ sáu, Tháng mười hai 20, 2024
More
    HomeSản xuất sạch hơn1 triệu Euro hỗ trợ Lào và Việt Nam thực hiện dự...

    1 triệu Euro hỗ trợ Lào và Việt Nam thực hiện dự án “Quản lý và tái chế nhựa”

    Date:

    Related stories

    Ngày 23/5, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khởi động dự án quốc tế “Quản lý và tái chế nhựa” (Sea-plastic-edu). Đây là dự án do Chương trình Erasmus +, chương trình về giáo dục đào tạo của Liên minh Âu châu (EU) tài trợ trong 3 năm (2018 – 2021), với sự tham gia của 5 quốc gia gồm: Áo, Đức, Đan Mạch, Lào và Việt Nam. Dự án có tổng kinh phí là 1 triệu Euro.

    Tham dự lễ khởi động dự án có đại diện Đại sứ quán Áo, Đại sứ quán Đức, Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, lãnh đạo ĐH QGHN, cùng các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp châu Âu và Việt Nam.

    Trong đó, Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC) vinh dự là một trong 4 doanh nghiệp đối tác của dự án.

    Dự án “Quản lý và tái chế nhựa” do Chương trình Erasmus +, chương trình về giáo dục đào tạo của Liên minh Âu châu (EU) tài trợ trong 3 năm (2018 – 2021), với sự tham gia của 5 quốc gia gồm: Áo, Đức, Đan Mạch, Lào và Việt Nam.

    GS. Nguyễn Văn Nội, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH QGHN cho biết, dự án được thành lập dựa trên điều lệ Erasmus+, với mục đích tạo kết nối giữa khu vực Đông Nam Á và châu Âu trong việc đào tạo, tập huấn về vấn đề tái chế nhựa tại Lào và Việt Nam.

    Theo đó, mục tiêu tổng thể của dự án bao gồm: Hỗ trợ các trường đại học ở Việt Nam và Lào trong việc hiện đại hóa và nâng cao giáo dục đại học tại các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên bằng cách thiết lập khái niệm giáo dục về tái chế nhựa và quản lý chất thải; Nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường và tinh thần kinh doanh của sinh viên tốt nghiệp và cho cán bộ của các trường;  Kết nối thế giới học thuật và công nghiệp trong lĩnh vực quản lý chất thải.

    Sau lễ khởi động, 6 hoạt động chính của dự án sẽ được triển khai tại Lào và Việt Nam là: hiện đại hóa chương trình giảng dạy hiện có; thành lập hai trung tâm đào tạo quy mô khu vực dành cho người làm việc trong lĩnh vực tái chế nhựa; thành lập Mạng lưới đào tạo về tái chế chất thải; đào tạo giảng viên; đưa khái niệm phát triển bền vững vào môn học quản lý chất thải trong đào tạo thạc sĩ; nâng cao kỹ năng, trình độ cho các chuyên gia về quản lý chất thải, chuyển giao công nghệ.

    Theo vncpc.org

    Subscribe

    - Never miss a story with notifications

    - Gain full access to our premium content

    - Browse free from up to 5 devices at once

    Latest stories

    spot_img