Tỏi và mật ong từ xưa đã được sử dụng trong các loại thuốc cổ truyền trên khắp thế giới. Nhận thức được điều này nhiều người tìm cách ngâm mật ong với tỏi tuy nhiên cũng cần thận trọng khi dùng.

Một số nghiên cứu trong lĩnh vực y học đã nghiên cứu những lợi ích sức khỏe của ăn tỏi và mật ong mang lại cho cơ thể. Trong lĩnh vực y học cổ truyền Ethiopia, cùng với tỏi sẽ được kết hợp với một loại mật ong địa phương được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến hô hấp, nhiễm trùng da và thậm chí bao gồm cả tiêu chảy.

Mật ong tự nhiên chứa nhiều chất chống oxy hóa: Flavonoid và polyphenol. Những hóa chất chứa trong thành phần của tỏi giúp chống lại chứng viêm (mẩn đỏ và sưng tấy) trong cơ thể, thêm vào đó còn có thể giúp cân bằng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh tật. Mật ong cũng tương tự như vậy, cũng có các thuộc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống nấm.

Tỏi sử dụng theo truyền thống để điều trị các triệu chứng của cảm lạnh và ho. Các nghiên cứu về tỏi cũng được báo cáo có vai trò giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm bớt các triệu chứng hen suyễn. Y học cổ truyền Ả Rập cũng đưa ra các khuyến cáo tỏi giúp điều trị bệnh tim, huyết áp cao, viêm khớp, đau răng, táo bón và nhiễm trùng.


Tỏi ngâm mật ong tốt cho sức khỏe nhưng cũng thận trọng khi dùng. Ảnh minh họa

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tỏi và một loại mật ong có thể ngăn chặn một số loại vi khuẩn phát triển. Nghiên cứu đã thực hiện thử nghiệm từng loại thực phẩm riêng biệt và cả dưới dạng hỗn hợp để xác định lợi ích kháng khuẩn của chúng. Kết quả được các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỏi và mật ong đều có thể tiêu diệt vi khuẩn khi thử nghiệm một mình. Và khi tạo ra sự kết hợp của tỏi và mật ong còn có tác dụng kháng khuẩn tốt hơn khi sử dụng đơn lẻ.

Sử dụng kết hỗn hợp giữa tỏi và mật ong có thể giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh cũng như các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm cả viêm phổi và một loại ngộ độc thực phẩm, bao gồm: Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus và Salmonella.

Đặc biệt, tỏi ngâm mật ong còn giúp giảm cholesterol. Khi cholesterol trong máu tăng quá cao, chất béo trong mạch máu bắt đầu tăng cao lên. Từ đó, dễ dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn máu và dễ dẫn đến đột quỵ. Việc sử dụng tỏi và mật ong sẽ làm giảm lượng cholesterol trong máu từ đó ngăn chặn đột quỵ tốt hơn.

Thành phần trong tỏi ngâm mật ong chứa rất nhiều chất oxi hóa, có tác dụng làm giảm mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng đập tiểu cầu. Từ đó việc sử dụng thường xuyên hỗn hợp này sẽ góp phần làm giảm các bệnh lý liên quan đến tim mạch rất tốt.

Một nghiên cứu khác được thực hiện trong phòng thí nghiệm cho kết quả về sự kết hợp giữa nước ép tỏi ngâm mật ong thậm chí hỗn hợp này có thể ngăn chặn các loại nhiễm trùng liên quan đến yếu tố vi khuẩn không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các hợp chất dinh dưỡng và sức khỏe chứa trong tỏi và mật ong có thể gây ra những tác dụng phụ hoặc phản ứng ở một số người trong quá trình sử dụng.

Tương tác với tỏi gây dị ứng

Tỏi có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người trong một vài tình huống cụ thể. Nên khi uống bổ sung tỏi hoặc ăn tỏi với liều lượng lớn có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy, tỏi có thể gây ra tương tác tiêu cực với các loại thuốc làm loãng máu, bao gồm các: Salicylate (Aspirin); Warfarin (Coumadin); Clopidogrel (Plavix). Tỏi cũng có thể gây trở ngại cho một loại thuốc kháng virus saquinavir được sử dụng để điều trị HIV.

Nguy cơ làm tăng lượng đường trong máu

Sử dụng mật ong có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung mật ong vào chế độ ăn kiêng của mình.

Mật ong không được biết sẽ tương tác với các loại thuốc khác, nhưng mật ong có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người cụ thể. Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần như phấn ong, bạn hãy hỏi bác sĩ tư vấn sử dụng mật ong có an toàn không. Mật ong cũng có thể chứa các loại phấn hoa khác cũng có thể có tác dụng kích hoạt các phản ứng như: Thở khò khè; Ho khan; Sưng mặt hoặc cổ họng; Chóng mặt; Buồn nôn; Nôn mửa; Yếu đuối; Ngất xỉu; Đổ mồ hôi; Phản ứng da; Nhịp tim không đều

Không nên cho trẻ sơ sinh ăn tỏi ngâm mật ong

Trẻ sơ sinh dưới một tuổi không nên cho trẻ uống mật ong, thậm chí không được nếm mật ong. Mật ong có thể gây ra một số tình trạng liên quan đến dạ dày hiếm gặp nhưng nghiêm trọng chính là ngộ độc thịt ở trẻ sơ sinh. Lý do của phản ứng này do các bào tử vi khuẩn có thể có trong mật ong.

Còn theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, tỏi và mật ong đã được sử dụng khá phổ biến trong y học cổ truyền vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nghiên cứu y học gần đây đã chứng minh tỏi và mật ong mang lại một số đặc tính sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu liều lượng chính xác và lợi ích của tỏi và mật ong đối với từng đối tượng cụ thể. Mặc dù có thể nhận được lợi ích từ các đặc tính dinh dưỡng và y học của tỏi và mật ong bằng cách sử dụng chúng trong nấu ăn hàng ngày. Nhưng, hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem việc bổ sung tỏi hoặc mật ong có phù hợp với bản thân không.

An Dương (T/h)
https://vietq.vn/tac-dung-phu-tiem-an-cua-toi-ngam-mat-ong-d195157.html