Có thể rửa và tái sử dụng khẩu trang N95 nhưng chỉ trong một khoảng thời gian giới hạn, theo tờ The Times of India.

Trong tình hình đại dịch Covid – 19 bùng phát mạnh ở nước ta hiện nay, nhiều bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19 đang thiếu khẩu trang N95. Điều này có thể khiến cho nhân viên y tế nguy cơ cao bị lây nhiễm. Dựa trên sự hiểu biết về virus Sars-Cov-2, CDC hướng dẫn thực hiện sử dụng khẩu trang N95 một cách hợp lý, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế.

Cấu tạo của 1 chiếc khẩu trang N95 gồm:

Lớp ngoài cùng virus có thể bám vào bề mặt (rủi ro lây nhiễm tập trung vào lớp này).

Lớp giữa khẩu trang là lớp được thiết kế đảm bảo khả năng lọc hạt mịn tránh được virus rơi từ lớp ngoài cùng vào.

Lớp trong cùng tiếp xúc với da mặt là rủi ro thấp nhất, do ít có khả năng virus thấm qua màng.

Trong trường hợp khẩu trang N95 bị bẻ cong, vò nát, hay giặt ủi thì kết cấu của khẩu trang sẽ bị ảnh hưởng (đặc biệt là chức năng lọc qua 3 lớp).

Theo khuyến cáo của CDC, nên sử dụng khẩu trang N95 1 lần. Nhưng theo thực tế qua các đợt bùng phát của đại dịch Covid-19 và qua nghiên cứu chỉ ra virus Sars-Cov-2 sẽ bất hoạt (tan rã) sau 3 ngày.

Số lần sử dụng khẩu trang N95 phụ thuộc vào một số yếu tố như thông số kỹ thuật của nhà sản xuất và thời gian đeo khẩu trang trong một ngày. Điều cần quan tâm chính là các khóa ở viền khẩu trang. Sau một vài lần sử dụng và rửa sạch, viền khẩu trang có thể bị hỏng và tách rời. Nên dừng đeo khẩu trang N95 khi các khóa ở viền bị bong ra và không khí được hít vào mà không đi qua các lớp lọc. Khi đó, khẩu trang N95 không thể bảo vệ khỏi bụi và vi rút xâm nhập vào phổi.

Một số dấu hiệu khác để dừng đeo khẩu trang N95 là dây đeo bị lỏng và khẩu trang không thể che kín khuôn mặt. Trong một vài trường hợp, khẩu trang không bị hư hao nhưng các khóa ở viền bị bít tắc do đeo quá lâu. Điều này có thể dẫn đến khó thở và là dấu hiệu của việc phải thay khẩu trang.

CDC hướng dẫn việc tái sử dụng khẩu trang N95 qua 1 số cách như sau:

Bác sĩ có thể dùng 1 đợt thay phiên 4 ngày/4 khẩu trang, đánh số từ 1 đến 4.

Có thể làm nóng khô khẩu trang N95 ở 700C trong 60 phút như treo trong lò, hoặc chiếu đèn tia cực tím UV khử khuẩn. Bởi việc phơi khẩu trang dưới ánh nắng trực tiếp có thể làm vỡ các hạt lọc, theo tờ The Times of India.

Ngoài ra, chúng ta không nên hấp, nấu sôi, giặt xà phòng hoặc dùng cồn để bảo quản khẩu trang N95. Vì sẽ ảnh hưởng đến kết cấu màng lọc và chất lượng của khẩu trang.

Cách đeo khẩu trang N95 đúng cách

Điểm chung giữa khẩu trang N95 và khẩu trang y tế là chỉ nên dùng một lần rồi vứt vào thùng rác. Và khẩu trang N95 phải đeo vừa vặn để không bị phơi nhiễm không khí ô nhiễm.
Khi đeo khẩu trang N95 cũng như tất cả các loại khẩu trang khác, không được dùng tay chạm vào mũi, miệng bên dưới lớp vải để gãi ngứa, nghe điện thoại, ăn uống… vì hành động này có thể mang theo các mầm bệnh bám trên tay đi vào cơ thể.

Khi sử dụng khẩu trang, không nên chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang bởi mặt ngoài khẩu trang có thể tiếp xúc với các giọt bắn, giọt nhỏ nên đã bị bẩn.

Đồng thời cũng không nên tháo khẩu trang sau đó bỏ vào túi xách, quần hay áo rồi đeo lại vì các loại khẩu trang y tế được khuyến cáo là chỉ sử dụng 1 lần, nếu tháo ra thì nên loại bỏ và dùng khẩu trang mới.

Ngọc Mai (t/h)
https://vietq.vn/co-the-tai-su-dung-khau-trang-n95-bao-nhieu-lan-d197588.html