Sử dụng tại tã giấy (bỉm giấy) và xử lý bỉm giấy đúng cách đúng sách sau khi sử dụng góp phầm giảm thiểu xả rác thải ra môi trường.

Có thể nhiều mẹ chưa biết, theo thống kê cho thấy, từ khi sinh ra đến lúc một đứa trẻ biết cách tự đi vệ sinh sẽ sử dụng khoảng 6.100 tã giấy. Tã giấy xếp thứ 3 sau các sản phẩm được thải ra và được chôn ở các bãi rác chỉ sau: sách báo và chai nhựa, trong khu vực nơi mà giấy, đồ thủy tinh, và lon thiết,… được tập hợp lại cho việc tái chế, những chiếc tã thậm chí còn chiếm phần lớn trong khu vực này.

Mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường. Để sản xuất ra số tã giấy trên phải tốn hàng ngàn tấn bột giấy và nhựa. Sau vài giờ sử dụng, tã giấy được thải ra môi trường phải mất đến 500 năm sau nó mới được phân hủy. Số lượng rác thải tã giấy bị chôn vùi dưới lòng đất không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân vệ sinh môi trường mà còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí.

Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 18 tỷ tã giấy được thải ra môi trường.

Công ty chuyên thu thập bỉm đã sử dụng

Có thể các mẹ chưa biết việc xả tã giấy chưa qua xử lý được ví như việc con người thải túi nilon chưa qua xử lý ra môi trường mỗi ngày.

Một công ty ở Pháp chuyên thu thập tã giấy (bỉm) đã sử dụng và đổi lại bỉm sạch, có thu phí. Công việc giặt sạch được giao cho tổ chức những người tàn tật. Tình trạng tã giấy (bỉm) dùng một lần rồi bỏ đi vốn không ai tiếc. Trẻ từ sơ sinh đến 3 tuổi mỗi ngày thay 2 – 8 cái bỉm.

Về phương diện môi trường, bỉm không tự phân hủy sinh học mà cũng không thể tái chế được. Nếu đốt sẽ sinh khí CO2 độc hại.

Giải pháp khả dĩ tối ưu nhất hiện nay là giặt sạch để dùng lại, nhưng phải đầu tư tiền bạc và thời gian. Đó là làm loại bỉm có thể giặt sạch: quần lót dệt bằng sợi nhỏ, bên trong là tã polyéthane, phết sẵn một lớp chất tẩy như cái túi không để thẩm thấu. Vải quần lót và tã đều đáp ứng chuẩn Oeko tex 100 đảm bảo không độc hại với da, không ô nhiễm môi trường.

Về phương diện môi trường, bỉm không tự phân hủy sinh học mà cũng không thể tái chế được. Nếu đốt sẽ sinh khí CO2 độc hại.

Tờ We Demain phát hiện một công ty thu thập bỉm đã sử dụng và đổi lại bỉm đã được giặt sạch, có thu phí. Người đi thu và hoàn trả bỉm đều dùng xe đạp để di chuyển. Công việc giặt sạch được giao cho tổ chức những người tàn tật.

Công ty “Cái bỉm bé bỏng của tôi” này do Antoine de Chambost và Philippe Gayard thành lập hồi tháng 4/2017. Hiện nay, Công ty mới đảm đương được vùng Issy – Les – Moulineaux (thuộc tỉnh Hauts – de – Seine ở phía tây nam thủ đô Paris nước Pháp) và sẽ triển khai thêm các cơ sở trong thời gian tới. Các gia đình đã ký hợp đồng giặt bỉm đều tỏ ý hài lòng, sẵn sàng tái ký.

Mách mẹ cách xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng

Theo Hiệp hội Y tế Cộng đồng tại Mỹ, hành vi vứt bỏ tã giấy bẩn không đúng cách là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nặng nề đến môi trường nước và không khí. Không chỉ vậy, những chiếc tã bẩn này sẽ khiến các công nhân vệ sinh đối diện với nguy cơ về sức khỏe.

Những vi khuẩn tiềm ẩn trong phân thường rất nguy hiểm, những người tiếp xúc với phân có nguy cơ mắc bệnh cao. Các vi khuẩn này lây qua phân có thể gây ra các bệnh như bại liệt và viêm gan và chúng có thể sống trong đống phân nhiều tháng sau khi chúng rời khỏi cơ thể người, điều này khiến những người tiếp xúc với phân trên tã bẩn có nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm

Có thể các mẹ chưa biết việc xả tã giấy chưa qua xử lý được ví như việc con người thải túi nilon chưa qua xử lý ra môi trường mỗi ngày. Ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, hầu hết các bà mẹ đều không xử lý rác thải trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt là với những mẹ có con nhỏ thì điều đáng chú ý nhất chính là những chiếc tã giấy bẩn chưa qua xử lý.

Việc thải trực tiếp tã giấy ra môi trường như vậy ảnh hưởng rất lớn đến môi trường mà ta sống, thậm chí ảnh hưởng rất lớn đến những người khác nữa. Bài viết này hy vọng sẽ giúp mẹ tìm hiểu lý do tại sao phải xử lý bỉm giấy đúng cách và mách mẹ xử lý bỉm giấy sau khi sử dụng.

Những cách giúp mẹ xử lý bỉm giấy đúng cách

Mẹ có thể loại bỏ chất cặn vào bồn cầu, sử dung vòi xối để làm trôi sạch chất cặn trước khi vứt tã đi. Việc này hạn chế việc những người lao công tiếp xúc với chất cặn, và hoàn toàn có thể ngăn ngừa những bệnh lý nguy hiểm cho người khác.

Mẹ nên cuộn tã lại về mặt sạch, hướng ra ngoài, có thể dùng băng dính để cố định tã giống như khi mẹ vứt miếng bang vệ sinh. Hoặc mẹ có thể cho chiếc tã bẩn vào túi giấy và cột chặt miệng túi lại.

Cho chiếc tã vào thùng đựng rác đặc biệt. Loại thùng này có khả năng xử lý mùi như thùng đựng rác thông thường. Nếu trong nhà chưa có loại thùng rác này thì mẹ cố gắng cuộn tã chặt cho vào túi để tránh mùi tã bẩn gây ô nhiễm bầu không khí trong nhà nhé.

Cho tã bẩn vào thùng rác có nắp đậy. Nếu trong quá trình thay tã khi bé đang ở ngoài thì mẹ nên cuốn tã cẩn thận và luôn rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã cho bé.

Lợi ích của việc xử lý tã bẩn đúng cách

Lợi ích môi trường: Mỗi một tã giấy mà mẹ xử lý trước khi vứt đi đã góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường xanh mà chúng ta đang sống rồi. Việc các mẹ xử lý tã giấy đúng cách không giảm thiểu không khí nặng mùi từ tã giấy gây ra tại các bãi rác và còn hạn chế việc ô nhiễm nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, các mẹ xử lý tã giấy đúng cách là các mẹ đã giúp việc tái chế rác thải trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí kinh tế cho đất nước. Việc này có ảnh hưởng rất tích cực trong việc giảm đáng kể những tác động xấu đến môi trường như: giảm rủi ro trong quá trình xử lý rác thải, giảm ô nhiễm nguồn nước, giảm ô nhiễm bầu không khí,….

Lợi ích xã hội: Không chỉ có lợi ích về mặt môi trường, với hành động nhỏ của mẹ có thể góp phần nâng cao nhận thức của cả cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là trên những diễn đàn của Mẹ và Bé. Lâu dần, mỗi mẹ hay mỗi ngừoi dân sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc xử lý tã giấy sau khi sử dụng cũng như những tác động của nó đối với môi trường sống. Lợi ích xã hội lớn nhất chính là việc hình thành ở mỗi gia đình nhận thức về bảo vệ môi trường xung quanh các bé.

Lợi ích sức khỏe: Và không thể nhắc đến lợi ích về sức khỏe khi mẹ biết cách xử lý tã giấy sau khi sử dụng cho bé. Việc này vừa giúp mẹ đảm bảo môi trường xanh sạch đẹp cho bé mà còn hạn chế tối đa các bệnh nguy hiểm cho bé khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Ngoài ra, mẹ cũng đang giúp những người lao công vất vả hạn chế bị nhiễm phải những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của họ đó.

Theo moitruong.com.vn